Nội dung bài viết được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ từ GoodSpace. Với mong muốn mang đến nội dung trung thực, trải nghiệm thực tế, đúng triết lý kinh doanh của công ty. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy để lại một like. Nếu chưa tốt, đừng ngần ngại Gửi góp ý để chúng mình cải thiện nhé!
Cải thiện tư thế ngồi và sức khỏe cột sống với ghế công thái học
Ghế công thái học có thể giúp bạn cải thiện tư thế ngồi và bảo vệ sức khỏe cột sống qua các tính năng điều chỉnh có sẵn trên ghế. Hãy cùng Goodspace tìm hiểu cách cải thiện tư thế ngồi và sức khỏe cột sống với ghế công thái học ngay nhé!
1. Vì sao ngồi ghế công thái học nhưng vẫn sai tư thế?
Người dùng thường hiểu nhầm rằng ghế công thái học sẽ đảm bảo tư thế ngồi hoàn hảo, giúp cải thiện sức khỏe và duy trì một cột sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự thật thường không phải vậy. Thông thường, ghế công thái học chỉ là sản phẩm hỗ trợ tư thế ngồi dựa trên các điểm giới hạn của cơ thể.
Do đó, nếu bạn không điều chỉnh ghế cho đúng hoặc vẫn giữ những thói quen không tốt trong quá trình ngồi, bạn có thể gặp phải các tình trạng đau lưng, đau cột sống, suy giảm năng suất, khiến ghế không phát huy được hiệu quả tối ưu trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.
Xem ngay: Ghế công thái học và sức khỏe: Liên kết chặt chẽ để cải thiện cuộc sống
2. Hướng dẫn cải thiện tư thế ngồi với ghế công thái học
Ngồi áp sát lưng vào tựa lưng
Khi đứng, cột sống thắt lưng tự nhiên của một người khỏe mạnh sẽ cong vào một góc khoảng 20 - 45 độ. Tuy nhiên, khi bạn làm việc ở tư thế ngồi, góc cong tự nhiên đó sẽ phải cong gấp đôi. Do đó, cơ lưng của bạn phải làm việc cực kỳ vất vả để giữ cho cột sống thẳng đứng.
Bên cạnh đó, việc duy trì tư thế này trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể của bạn không còn đứng thẳng như lúc ban đầu. Do đó, để giảm tải lực cho các cơ và hạn chế các bệnh liên quan đến lưng, cột sống, bạn nên ngồi áp sát lưng vào tựa lưng, bàn chân vừa đủ chạm đất để cột sống dần quen với tư thế ngồi đứng, giúp duy trì sức khỏe của bạn.
Đầu gối vuông góc 90 độ và chân hoàn toàn chạm đất
Bên cạnh đó, thắt lưng và cột sống không chỉ chịu tổn thương từ áp lực của cơ lưng, mà còn chịu lực từ việc bạn để chân quá cao hoặc quá thấp trong quá trình ngồi, khiến áp lực bị dồn ứ và không phân tán đều đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Do đó, để đảm bảo tư thế ngồi đúng cách, bạn nên chọn những chiếc ghế công thái học có chiều cao phù hợp để khi đẩy lùi tư thế ngồi về phía sau, khoảng cách giữa phần mặt đùi và nệm ghế sẽ trong khoảng 5 - 10 cm, đảm bảo phần đùi luôn song song với mặt sàn và đầu gối, tạo thành góc 90 độ thoải mái.
Áp dụng nguyên tắc Recline
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực lên đĩa đệm thắt lưng và hoạt động của cơ lưng sẽ thấp nhất khi ta nghiên cưng về phía sau trong khoảng từ 110 - 130 độ. Ngoài ra, đối với bàn làm việc thẳng đứng, bạn nên làm việc với góc lưng trong khoảng 95 - 115 độ để sử dụng các công cụ làm việc hiệu quả.
Những góc lưng này sẽ giúp giảm tác động lên các cơ xung quanh cột sống, thắt lưng, lồng ngực, đảm bảo duy trì sức khỏe của bạn trong suốt quá trình làm việc. Thêm vào đó, bạn nên đứng lên và di chuyển đều đặn nên gặp vấn đề đau đốt sống phần lưng dưới nhé!
Xem thêm: Ghế công thái học là gì? Lợi ích sử dụng? Có nên đầu tư cho sức khỏe?
Đặt đúng khuỷu tay giảm áp lực bả vai
Để đảm bảo tư thế ngồi đúng cách, tay vịn của ghế công thái học nên được đặt ngang với mặt bàn hoặc thấp hơn mặt bàn từ 2 - 3 phân sao cho từ bắp tay đến khuỷu tay tạo thành một góc từ 90 - 120 độ.
Đặc biệt, đặt tay vịn ở đúng vị trí sẽ giúp bạn phân tán áp lực đồng đều từ phần cổ gáy đến phần tay, tạo sự thoải mái trong quá trình làm việc, giúp duy trì tư thế ngồi đúng và giảm thiểu căng thẳng, tăng hiệu suất công việc.
3. Lưu ý khi ngồi ghế công thái học
Chọn ghế có độ cao phù hợp: Bạn hãy đảm bảo chân của bạn được đặt trên mặt sàn một cách thoải mái, không quá cao hoặc quá thấp so với hông, giúp phân tán áp lực và tạo sự thoải mái khi ngồi.
Tùy chỉnh ghế thích hợp: Bạn có thể sử dụng các tính năng điều chỉnh có sẵn trên ghế công thái học để tùy chỉnh độ cao, góc nghiêng sao cho phù hợp với cơ thể.
Thường xuyên nghỉ ngơi khi làm việc: Sau một khoảng thời gian dài làm việc, bạn nên nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế ngồi định kỳ để giảm căng thẳng, duy trì sự thoải mái và đảm bảo năng suất trong quá trình làm việc.
Vận động thường xuyên: Nếu bạn gặp phải tình trạng đau lưng dưới, bạn có thể thường xuyên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực và duy trì cột sống khỏe mạnh.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua ghế công thái học: Mẹo và lưu ý quan trọng
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên có thể cung cấp cho bạn cái nhìn rõ hơn về cách cải thiện tư thế ngồi với ghế công thái học. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận bên dưới cho Goodspace nhé!
Xem thêm:
Xu hướng ghế công thái học 2024: Cập nhật mới nhất về thiết kế và công nghệ
Setup góc làm việc: hướng dẫn tối ưu không gian làm việc lý tưởng
Setup bàn làm việc tại nhà: top 5 cách bố trí lý tưởng để tăng hiệu suất
Top phụ kiện setup bàn làm việc không thể thiếu