Mẹo nhỏ trang trí nhà bếp đẹp mắt, đơn giản, tiện nghi

Mẹo nhỏ trang trí nhà bếp đẹp mắt, đơn giản, tiện nghi

I. Các bước cần chú ý trước khi trang trí nhà bếp

Trước khi bắt đầu trang trí nhà bếp, bạn cần chú ý một số điều như sau để đảm bảo rằng kết quả thu được cuối cùng không chỉ đẹp mắt mà còn tiện lợi và phù hợp:

1. Lên ý tưởng và kế hoạch rõ ràng

Trước khi bắt đầu trang trí nhà bếp, bạn cần phải có ý tưởng cũng như xây dựng kế hoạch rõ ràng, quan trọng nhất là lên ý tưởng và lập kế hoạch.

Xác định phong cách trang trí nhà bếp mong muốn, có thể là hiện đại, cổ điển, vintage, tối giản hoặc hi-tech,... Sau đó tiến hành lên danh sách màu sắc, vật liệu và các yếu tố trang trí chính của phòng bếp để đảm bảo sự hài hòa trong không gian.

Phong cách vintage

2. Đánh giá diện tích phòng bếp

Trước khi mua sắm các vật dụng cần thiết cũng như trang trí, hãy đo đạc diện tích phòng bếp. Tránh trường hợp các vật trang trí và đồ đạc dư thừa làm không gian trở nên chật chội, bí bách.

3. Chọn vật liệu chống bám dầu và dễ vệ sinh

Vật liệu của đồ trang trí cũng như các vật dụng trong phòng bếp nên là những loại vật liệu dễ lau chùi và chống bám dầu. Điều này sẽ giúp duy trì không gian nhà bếp luôn gọn gàng và sạch sẽ.

4. Đảm bảo tính hữu dụng

Bạn nên chắc chắn rằng các đồ vật trang trí cũng như đồ dùng sẽ không chỉ đẹp mắt mà còn hữu ích và hài hòa với chức năng chính của căn bếp, tránh việc mua sắm dư thừa gây lãng phí.

5. Dự trù chi phí

Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất là việc bạn cần lên danh sách những thứ cần mua sắm và dự trù chi phí khi trang trí căn bếp. Xác định những chi phí nào quan trọng, cần phải có và tập trung ngân sách cho chúng.

Ngoài ra, bạn còn nên dự trù thêm chi phí vận chuyển, thi công và lắp đặt vào ngân sách tổng để dự đoán được số tiền cần bỏ ra cũng như kế hoạch chi tiêu hợp lý.

II. Mẹo trang trí không gian nhà bếp

1. Lựa chọn kiểu bếp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu bếp đa dạng với ưu điểm cũng như phù hợp nhiều loại đối tượng khách hàng khác nhau như:

Bếp chữ U:

  • Ưu điểm: Kích thước lớn, thiết kế sang trọng.

  • Đối tượng sử dụng: Thích hợp cho căn biệt thự, villa, và các bếp có diện tích lớn.

  • Phù hợp với phong cách: Cổ điển.

Bếp chữ U

Bếp chữ I:

  • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả về công năng và tối ưu hóa không gian.

  • Đối tượng sử dụng: Phù hợp với nhiều phong cách nhà bếp, đặc biệt là nhà có thiết kế hiện đại.

Bếp chữ I

Bếp có bàn đảo:

  • Ưu điểm: Đa năng, tối ưu hóa không gian sử dụng và giữ được tính thẩm mỹ.

  • Đối tượng sử dụng: Thích hợp cho những căn nhà có phong cách hiện đại.

Bếp có bàn đảo

Bếp chữ L:

  • Ưu điểm: Thiết kế tiện dụng, tận dụng góc nhà để tạo không gian mở và rộng rãi.

  • Đối tượng sử dụng: Nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi.

  • Phù hợp với phong cách: Phù hợp với nhiều phong cách và đặc biệt tiện ích khi kê sát vách.

Bếp chữ L

Bếp song song:

  • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, tiết kiệm diện tích.

  • Đối tượng sử dụng: Thích hợp cho những căn bếp nhỏ.

Bếp song song

2. Lựa chọn màu sắc hài hòa

Việc chọn màu sắc hài hòa khi trang trí bếp không chỉ đẹp mắt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự thoải mái khi ở trong bếp. Nên lựa chọn màu sắc không quá nổi bật và phối màu hài hòa sẽ giúp giảm sự phân tâm đặc biệt là khi bạn đang nấu ăn.

Màu sắc sáng như trắng, nhũ bạc hoặc các tông màu nhẹ có thể phản xạ ánh sáng tốt hơn, làm cho không gian trở nên sáng sủa và rộng rãi hơn. Còn các màu như xanh lam có thể tạo cảm giác yên bình và thư giãn trong khi màu đỏ sẽ có thể kích thích tinh thần.

màu sắc hài hòa

Nhìn chung, hiện nay các nhà bếp hiện đại sẽ thường ưa chuộng tông màu trắng, đen và xám hơn còn với phong cách cổ điển thì sẽ sử dụng các gam màu ấm áp như nâu, vàng.

3. Ánh sáng hài hòa

Khi trang trí không gian bếp, ánh sáng tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe thị giác cũng như phối hợp với màu sắc tôn lên phong cách đặc biệt mà bạn đang hướng tới. Nên kết hợp các ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để tạo ra sự linh hoạt giữa ngày và đêm tăng cường tính thẩm mỹ sau khi trang trí.

Ánh sáng hài hòa

4. Cửa sổ thông thoáng

Hệ thống cửa sổ ngoài việc mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên còn giúp cho căn bếp được thông thoáng hơn, giúp thoát khói, hơi nước và mùi từ việc nấu ăn cũng như mang vào nguồn không khí tươi mới.

Cửa sổ thông thoáng

5. Lựa chọn dụng cụ bếp thông minh

Chọn lựa dụng cụ bếp thông minh, được tích hợp của nhiều tính năng trong một sản phẩm không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn nâng cao sự tiện lợi cùng hiệu suất nấu ăn.

6. Bố trí và sắp xếp nội thất

Bố trí nội thất nhà bếp hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa không gian và nâng cao trải nghiệm nấu ăn.

  • Bếp nấu, bồn rửa và khu vực nấu được đặt cạnh nhau để tiết kiệm thời gian di chuyển

  • Sử dụng kệ đựng và tủ thông minh để tận dụng mọi góc nhỏ trong phòng bếp

  • Bố trí bộ bàn ăn phù hợp, hài hòa cùng màu sắc tủ, kệ và tường nhà bếp

  • Sắp xếp dao bếp và vật dụng nấu ăn sao cho chúng dễ tiếp cận mà vẫn đảm bảo an toàn

Bố trí và sắp xếp nội thất

Xem thêm:


Trên đây là một số mẹo trang trí nhà bếp đẹp mắt, đơn giản, tiện nghi mà mình tìm hiểu được. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Nội dung bài viết được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ từ GoodSpace. Với mong muốn mang đến nội dung trung thực, trải nghiệm thực tế, đúng triết lý kinh doanh của công ty. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy để lại một like. Nếu chưa tốt, đừng ngần ngại Gửi góp ý để chúng mình cải thiện nhé!