"So găng" bốn thương hiệu bàn nâng hạ tốt nhất 2024, đâu sẽ là cái tên chiến thắng?

Những năm gần đây, nội thất công thái học đang trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất giới công nghệ. Bên cạnh những chiếc ghế công thái học chữa đau lưng mỏi gối tê tay, đó còn là những chiếc bàn nâng hạ giúp chúng ta linh hoạt thay đổi tư thế, có được nhiều lợi ích về sức khoẻ. Đến nay, đã có không ít thương hiệu tham gia cuộc chơi này, một số cái tên có thể kể tới như Epione, HyperWork, UpGen hay đặc biệt là “tân binh" NiceDesign.

Khi này, người dùng sẽ có rất nhiều lựa chọn, và liệu đâu sẽ là cái tên phù hợp với bạn? Hãy cùng đi qua bài so sánh ngày hôm nay, nơi GoodSpace sẽ đặt các sản phẩm bàn nâng hạ của bốn thương hiệu kể trên cạnh nhau để tìm ra câu trả lời nhé.

Bàn nâng hạ là gì?

Về bàn nâng hạ, đây là một loại hình bàn làm việc mới rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Với cơ chế nâng hạ chiều cao sử dụng motor điện, bàn nâng hạ giúp cho người dùng có thể thay đổi linh hoạt tư thế làm việc đứng - ngồi, qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan tới cột sống, tim mạch, v.v. do ngồi một chỗ trong thời gian dài.

Ngoài ra, việc nâng hạ chiều cao cũng giúp loại bàn này phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Bạn có dáng người cao hay thấp, bàn nâng hạ đều sẽ có thể tương thích.

Top sản phẩm bàn nâng hạ nổi bật trên thị trường hiện nay

Như đã nói thì tính đến thời điểm hiện tại, Epione, HyperWork, UpGen và NiceDesign đang là bốn trong số những cái tên nổi bật nhất thị trường về bản nâng hạ. Từng sản phẩm con của những thương hiệu này đều có sự chỉn chu về chất lượng, cũng như được định hình ở nhiều tầm giá. Dưới đây sẽ là những sản phẩm ấn tượng nhất ứng với từng thương hiệu, bao gồm:

NiceDesign: Bàn nâng hạ Pusilung, Taxua, Puluong, Langbiang và Fansi

Sở hữu tới 5 dòng sản phẩm, NiceDesign mong muốn gần như mọi khách hàng đều có cơ hội trải nghiệm bàn nâng hạ để có được lợi ích về thể chất lẫn tinh thần. Chỉ từ 4,6 triệu Đồng, người dùng đã có thể đem về một sản phẩm như bàn nâng hạ Pusilung, hay cao tiền hơn thì sẽ là những mẫu bàn như Taxua (từ 5 triệu Đồng), Puluong (từ 7 triệu Đồng), Langbiang (từ 9,9 triệu Đồng) và Fansi (từ 12,9 triệu Đồng).

Điểm chung của tất cả là đều được trải qua dây chuyền sản xuất hiện đại với tiêu chuẩn khắt khe, sử dụng những công nghệ hiện đại (biến tính NatureBridge, sơn Inchem, v.v.) với nguồn gỗ được lấy từ những cánh rừng đạt chứng nhận FSC - chuyên dùng để phục vụ mục đích công nghiệp, không ảnh hưởng tới môi trường.

Xem thêm: Top những giá trị làm nên đẳng cấp độc nhất của bàn nâng hạ NiceDesign

Epione: Bàn nâng hạ Epione SmartDesk Lite & SmartDesk Pro

Là một trong những cái tên tham gia cuộc chơi bàn nâng hạ sớm nhất, Epione đã để lại dấu ấn với những sản phẩm như Epione SmartDesk Pro, từng được nhiều người dùng ưa chuộng. Sau đó hãng cũng đã cho ra mắt thêm Epione SmartDesk Lite với mức giá rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn với số đông, đồng thời nâng cấp SmartDesk Pro lên phiên bản 2.0 với chất lượng tốt hơn.

HyperWork: Bàn nâng hạ HyperWork Atlas

Sau khi tạo được tiếng vang với sản phẩm ghế công thái học HyperWork HW-01, thương hiệu này đã ra mắt thêm chiếc bàn công thái học đầu tiên của mình là HyperWork Atlas. Với hệ thống núm xoay độc lạ, mặt gỗ công nghiệp chất lượng đi kèm hệ thống phụ kiện hỗ trợ đa dạng (bảng treo đồ, máng đi dây nam châm, v.v.), HyperWork Atlas đang bước đầu tạo dựng tên tuổi trên thị trường.

UpGen: Bàn nâng hạ UpGen

Bàn nâng hạ UpGen tuy có ngoại hình và công năng đơn giản, nhưng tính năng và trải nghiệm thì vẫn đáng để cân nhắc. UpGen thời gian gần đây cũng đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường setup với các sản phẩm như nội thất, bảng treo đồ và ổ cắm điện.

Bài viết này tạm thời sẽ bỏ qua một số thương hiệu nhỏ lẻ như iCockpit, E-Dra, v.v. do sản phẩm của các hãng này không được bán rộng rãi, cũng như có sự khác biệt lớn về chất lượng do nằm ở tầm giá rất rẻ, cần phải đánh đổi nhiều yếu tố.

So sánh bàn nâng hạ của NiceDesign, UpGen, HyperWork và Epione

Với những mẫu bàn nâng hạ rất chất lượng này, sẽ cần sự so sánh kỹ để chúng ta có thể chọn xem đâu là sản phẩm phù hợp. Trong bài viết này, GoodSpace sẽ chia ra thành những tiêu chí dưới đây để bạn đọc tiện cân đo đong đếm.

Giá thành

Về mức giá, NiceDesign sẽ tạm thời chiếm ưu thế do có nhiều dòng sản phẩm, với cái tên rẻ nhất chỉ từ 4,6 triệu Đồngbàn nâng hạ Pusilung. Với chỉ khoảng 500.000đ cộng thêm, chúng ta cũng có thêm bàn nâng hạ Taxua - sử dụng gỗ Dẻ gai so với gỗ MDF của bàn Pusilung, tuỳ vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn.

5 triệu Đồng cũng là mức giá khởi điểm của bàn nâng hạ Epione SmartDesk Lite, một sản phẩm rút gọn của phiên bản Pro trị giá 8 triệu Đồng của hãng. Điểm chung của cả Epione, UpGen và HyperWork là để trống khá nhiều khoảng giá do có ít sản phẩm, vậy nên NiceDesign với số lượng đại diện đông đảo sẽ có thêm “đất diễn”.

Trước khi tiến tới mức giá 8 triệu, nơi có mặt các mẫu bàn nâng hạ của Epione hay UpGen, NiceDesign đã có thêm một đại diện khác với mức gía rẻ hơn là bàn nâng hạ Puluong (từ 7 triệu Đồng). Vậy là ngay từ trước mốc giá tiêu chuẩn là 8 triệu Đồng, NiceDesign đã có rất nhiều lựa chọn để người dùng cân nhắc.

Lên tới khoảng 10 triệu Đồng, chúng ta có bàn làm việc nâng hạ HyperWork Atlas, tuỳ chọn với nhiều điểm thú vị về tính năng và hệ thống phụ kiện hỗ trợ. Tới đây, vẫn chỉ có NiceDesign là đi tiếp với hai đại diện là bàn nâng hạ Cao cấp Langbiang (từ 9,9 triệu Đồng) và bàn nâng hạ Cao cấp Fansi (từ 12,9 triệu Đồng).

Vậy là về giá thành, NiceDesign đã giành phần thắng khi vừa có mức giá tối thiểu thấp nhất, vừa đa dạng lựa chọn, thậm chí có cả con số cao cho những người thích “chịu chơi". Tất nhiên, rất có thể các hãng còn lại cũng sẽ sớm lấp đầy line-up, nhưng trước mắt hãy cứ để mặt đến NiceDesign đã.

Chất lượng, cảm giác hoàn thiện

Về chất lượng hoàn thiện thì về cơ bản, cả bốn hãng đều chạm ngưỡng từ ổn trở lên. Tất cả đều có những sự chăm chút về mặt bàn, chân bàn, motor,... để sản phẩm hoạt động tốt nhất. Thậm chí, riêng HyperWork còn có cả những phụ kiện hỗ trợ để nâng cao điều này, qua đó tạo nên sự khác biệt trên thị trường.

Tuy nhiên, NiceDesign sẽ nổi bật hơn một chút, với sự đa dạng về vật liệu sử dụng cho mặt bàn của mình. Khi ghé qua showroom của GoodSpace trên toàn quốc, khách hàng sẽ có cơ hội chạm tay vào rất nhiều mẫu gỗ tự nhiên trưng bày với cảm giác riêng biệt, qua đó có được rất nhiều lựa chọn để tìm ra điều mình cần.

Điều này khác với các thương hiệu còn lại, khi hầu hết mặt bàn được sử dụng đều là gỗ công nghiệp MDF. Về tính thẩm mỹ, mặt bàn gỗ công nghiệp sẽ không được ấn tượng như mặt bàn gỗ tự nhiên, và sự hiện diện của các vân gỗ, mắt gỗ đều tăm tắp, đi kèm màu sắc đa dạng cũng là điểm mạnh lớn nhất của mặt bàn NiceDesign.

Hơn nữa, phủ lên trên từng chiếc mặt bàn của NiceDesign cũng sẽ là các loại sơn và dầu cao cấp nhất. Với những mẫu mặt bàn MDF, sơn phủ sẽ là sơn Inchem với khả năng tăng độ cứng và chống trầy xước, trong khi mặt gỗ tự nhiên sẽ được lau dầu Osmo cao cấp, bóng bẩy và an toàn tối đa cho sức khoẻ.

Không chỉ màu sắc, NiceDesign cũng muốn vẻ đẹp của từng mẫu mặt bàn thể hiện qua những đường cong ở góc và cạnh bàn. Tất cả đều được gia công bằng máy với độ chính xác rất cao, qua đó đem tới độ cong được tính toán kỹ lưỡng để tránh khiến người dùng đau mỏi cổ tay, cũng như giảm thiểu thương tổn nếu có va chạm.

Cổ nhân có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng mặt bàn của NiceDesign thì sẽ có cả hai yếu tố đó. Bên trong phần vân gỗ đẹp mắt được sơn và hoàn thiện tinh xảo sẽ là phần cốt gỗ có độ bền cực cao, được giới thiệu là có khả năng chống cong vênh, chống mối mọt và ẩm mốc đỉnh cao, đảm bảo tuổi thọ lâu dài qua thời gian.

Điều này được tạo nên là nhờ công nghệ NatureBridge, hay “biến tính", rất phổ biến ở môi trường sản xuất quốc tế. Đây là quá trình biến đổi gỗ dưới áp lực, nhiệt độ và hơi nước cao để loại bỏ hết các đặc tính bất lợi của gỗ tự nhiên như dễ thối rữa, nấm mốc, mối mọt hay cong vênh, qua đó cho ra những chiếc mặt bàn bền bỉ qua năm tháng.

Kích thước mặt bàn

Về kích thước mặt bàn, NiceDesign cũng cung cấp nhiều tuỳ chọn nhất cho người dùng, với mỗi tầm giá sẽ là một con số khác nhau để phù hợp với nhu cầu khách hàng và chi phí sản xuất. Điều này giúp bàn nâng hạ NiceDesign có thể phù hợp với mọi không gian sử dụng, từ phòng học của trẻ nhỏ, phòng làm việc tại gia cho tới phòng Giám đốc,... Tất cả đều sẽ được đáp ứng với những sản phẩm có kích thước phù hợp.

Tuy nhiên, nếu cần mua một chiếc bàn nâng hạ có giá tiền tối thiểu nhưng kích thước mặt bàn lại là tối đa, Epione sẽ tạm thời là cái tên đáng chú ý hơn. Ở tầm giá 6 triệu Đồng thì bàn nâng hạ SmartDesk Lite còn cho chúng ta kích thước mặt lớn hơn cả với chiều ngang 160cm, chiều dọc 70cm, vượt qua những cái tên còn lại khá rõ ràng.

Với HyperWork, phải mất 10 triệu Đồng thì chúng ta mới có được kích thước mặt bàn này. Tương tự như vậy với UpGen và NiceDesign, khi con số chúng ta cần bỏ ra sẽ là không hề thấp. Đây cũng là hạng mục đầu tiên mà NiceDesign tạm lùi về phía sau, tạm nhường chỗ cho một cái tên khác.

Tuy nhiên, nếu bạn không quan trọng điều đó mà cần mua những chiếc bàn phù hợp nhất với không gian sống, lứa tuổi của người sử dụng,... thì sự đa dạng về kích thước của bàn nâng hạ NiceDesign sẽ lại là lợi thế lớn.

Chân bàn

Về chân bàn, tất cả các thương hiệu đều sẽ có chất lượng tốt. Tuy nhiên, lại một lần nữa, người dùng có thể xem qua NiceDesign trước khi những mẫu bàn được bán sẽ có đa dạng hình dáng chân để phù hợp với từng kiểu setup, đi kèm với khả năng chống rung lắc rất tốt ở mọi độ cao nâng hạ - dù có phải “cân" những mẫu mặt bàn rất nặng.

Ngoại trừ những dòng bàn giá phải chăng như Pusilung, Taxua chỉ có một motor, các sản phẩm còn lại của NiceDesign đều sở hữu hai motor như các đối thủ còn lại. Vậy nên nếu đã sẵn sàng hầu bao khoảng từ 6 triệu Đồng trở lên để mua bàn nâng hạ, bạn đọc cơ bản là có thể yên tâm về chất lượng chân khi mua của bất kỳ hãng nào.

Riêng với bàn nâng hạ HyperWork Atlas, chân bàn sẽ có điểm đặc biệt là dùng cơ chế ngàm khoá, khá dễ lắp nếu bạn đọc ở một mình không có ai trợ giúp. Với các thương hiệu khác như NiceDesign thì thay vào đó, bạn sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên tới và lắp ráp tận nhà nhanh chóng - một giải pháp thay thế không hề tệ.

Tính năng

Về tính năng, HyperWork có lẽ sẽ là cái tên giành lợi thế, khi bàn nâng hạ HyperWork Atlas sẽ được trang bị đầy đủ cảm biến chống va chạm, khả năng ghi nhớ nhiều mức chiều cao và đặc biệt là núm xoay điều khiển nâng hạ độc đáo, tiện dụng. Về các thương hiệu khác, bảng điều khiển vẫn sẽ sử dụng dạng truyền thống.

Tải trọng

Một chiếc bàn có tải trọng tốt sẽ giúp bạn thoải mái bày biện mọi thứ mình cần, và ở khoản này chúng ta sẽ xét tới trọng tải động của từng sản phẩm - tức cân nặng bàn chịu được khi nâng hạ. Ở khoản này, các sản phẩm đều dao động ở 120kg, nên nhìn chung cũng không có sự khác biệt.

Chế độ bảo hành

Với một sản phẩm đắt tiền như bàn nâng hạ, chế độ bảo hành sẽ là yếu tố rất đáng lưu tâm. Và ở khoản này, các thương hiệu đều có mức bảo hành chung tối đa 5 năm, dành cho khung bàn và các phụ kiện máy móc. Với NiceDesign, khách hàng sẽ được bảo quản 1 năm với mặt bàn, còn về chân bàn và động cơ thì sẽ được bảo hành trong vòng 5 năm.

Tạm kết

Về cơ bản, đó là bài so sánh một lượt bàn nâng hạ từ các thương hiệu nổi bật nhất thị trường bao gồm NiceDesign, HyperWork, Epione và UpGen. Không khó để nhận ra ai sẽ là người chiến thắng, khi đây cũng là thương hiệu có độ phủ sản phẩm lớn nhất, đa dạng nhất về lựa chọn cũng như đảm bảo về chất lượng. Dù khách hàng đang ở lứa tuổi nào, có nhu cầu ra sao, NiceDesign vẫn sẽ có thể đáp ứng một cách trọn vẹn.

Tất nhiên nếu có những nhu cầu khác như tìm mặt bàn lớn nhất tầm giá, tìm kiếm trải nghiệm tươi mới thú vị, bạn đọc có thể cân nhắc các thương hiệu khác, Epione và HyperWork qua đó sẽ là những cái tên phù hợp lúc này.

Hi vọng những thông tin kể trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được chiếc bàn nâng hạ ưng ý cho mình. Và nếu có nhu cầu tìm mua các sản phẩm bàn nâng hạ kể trên với mức giá tốt nhất cùng hậu mãi chu đáo, đừng ngần ngại ghé qua các chi nhánh Dạo Bước Công Nghệ của ThinkPro cũng như showroom GoodSpace trên toàn quốc.

Nội dung bài viết được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ từ GoodSpace. Với mong muốn mang đến nội dung trung thực, trải nghiệm thực tế, đúng triết lý kinh doanh của công ty. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy để lại một like. Nếu chưa tốt, đừng ngần ngại Gửi góp ý để chúng mình cải thiện nhé!